UNESCO đang là đối tác của Dự án “Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường và Xã hội” (ERST) đảm bảo việc cải tạo không chỉ được thực hiện về cơ sở vật chất, mà còn gồm cả hỗ trợ nâng cao chất lượng quản lý hiện nay, xây dựng kế hoạch phục vụ của trung tâm, xây dựng các chương trình tập huấn chuyên sâu về chất lượng dịch vụ du lịch cho nhân viên và cộng đồng địa phương. Đồng thời có thể huy động sự hỗ trợ của Dự án “Tăng cường hoạt động du lịch tại các huyện sâu trong đất liền của tỉnh Quảng Nam” của ILO nhằm giới thiệu các sản phẩm du lịch có trách nhiệm tại trung tâm, mang lại lợi ích cho cả du khách lẫncộng đồng dân cư tại địa phương.

Thông thường, tiếp xúc đầu tiên khách du lịch có khi đến một địa điểm là thông qua trung tâm thông tin, những ấn tượng ban đầu của họ sẽ được hình thành. Do vậy, điều quan trọng là cần phải xem một trung tâm không chỉ là một phòng bán vé, mà còn là một cơ sở đào tạo mang lại những lợi ích xã hội có ý nghĩa. Thúc đẩy các sản phẩm Du lịch có trách nhiệm dưới sự hỗ trợ của trung tâm thông tin thể hiện cam kết của điểm du lịch đối với phát triển bền vững, giúp nhận biết (thương hiệu) điểm đến như là một địa điểm “tốt đẹp” để đến thăm. Việc trung tâm hoạt động hiệu quả như thế nào để mang lại lợi ích này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chất lượng quảng bá, đào tạo nhân viên và quan trọng hơn cả là sự tham gia và hợp tác của chính quyền địa phương.
Một bộ đánh giá và các tiêu chuẩn tối thiểu cho các Trung tâm Thông tin Du lịch có thể giúp cải thiện trải nghiệm du lịch và duy trì chất lượng thông tin tốt, trong khi vẫn đạt được các yêu cầu cơ bản như có đủ các biển chỉ dẫn trên các đường dẫn vào để định hướng rõ hơn đến trung tâm thông tin, không có bất cứ trở ngại nào trong việc tiếp cận thông tin du lịch, có nhà vệ sinh công cộng trong trung tâm hay gần trung tâm, đội ngũ nhân viên có đủ về số lượng và trình độ cũng như sẵn có các thông tin du lịch cơ bản về điểm đến và các nơi tham quan.

Mục tiêu của việc cải tổ và hợp tác cộng đồng không chỉ nhằm mục đích nâng cao chất lượng trong khoảng thời gian khách du lịch lưu lại, mà còn xây dựng một ví dụ xác thực để có thể nhân rộng ra các điểm du lịch khác ở Việt Nam, giúp các điểm du lịch hiểu được rằng tính phù hợp văn hóa, kế hoạch chi phí hiệu quả, thông dịch và quản lý có thể khuyến khích khách du lịch lưu lại lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn tại địa phương, đến thăm nhiều địa điểm tham quan hơn và quay trở lại khu vực này.

(Bà Nina Howard, UNESCO, Cán bộ Chương trình Văn hóa)