Các bộ công cụ, vấn đề thực tiễn và chính sách khác nhau để tăng cường việc làm bền vững trong ngành du lịch Việt Nam đã được đưa ra thảo luận và các mô hình thực tiễn quốc tế tốt đã được giới thiệu.
Ngành du lịch là một trong các thành phần kinh tế phát triển nhanh nhất trong các quốc gia trên toàn thế giới. Là ngành thu hút rất nhiều lao động và là một nguồn quan trọng cho phát triển và việc làm, đặc biệt là đối với những người bị hạn chế tiếp cận vào thị trường lao động, chẳng hạn như phụ nữ, thanh niên, lao động nhập cư và người dân nông thôn. Như đã nêu trong hội thảo, tiềm năng đóng góp của ngành du lịch để tạo công ăn việc làm sẽ tiếp tục tăng khi đất nước phát triển và du lịch của Việt Nam dự kiến sẽ trực tiếp sử dụng 940.000 nhân công vào cuối thập kỷ này, nhiều hơn gấp đôi con số của năm 2010. "Tuy nhiên, sự tăng trưởng nguồn nhân lực trong ngành du lịch chưa được bình đẳng", Tiến sĩ Nguyễn Văn Lưu, Phó vụ trưởng Vụ Đào tạo của Bộ VHTTDL nêu ra trong một thuyết trình quan trọng trình bày tại hội thảo. Phần lớn sự phát triển du lịch đã bị giới hạn trong một vài lĩnh vực chính, trong khi những người ở vùng nông thôn được hưởng lợi ít.
Ở nhiều nơi trong nước, đối với những người đã có một công việc trong ngành công nghiệp du lịch, điều kiện làm việc lại là một câu chuyện khác. Vì thế ILO đang cố gắng để thúc đẩy “tạo việc làm bền vững " hay các cơ hội cho công việc mang lại thu nhập công bằng, an toàn tại nơi làm việc, và bảo vệ xã hội cho người lao động, quyền tự do bày tỏ mối quan tâm của họ, và bình đẳng cho tất cả mọi người trong ngành này.
Ông Wolfgang Weinz, chuyên gia ILO toàn cầu trong ngành phục vụ ăn uống, khách sạn và du lịch, trình bày một bộ công cụ giảm nghèo thông qua du lịch. Nó nhằm mục đích hỗ trợ các nước đang phát triển và kém phát triển để tạo ra một ngành công nghiệp du lịch và các doanh nghiệp bền vững trên cơ sở công việc bền vững. Đó là định hướng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các cộng đồng địa phương ở các vùng nông thôn, bao gồm cả các ví dụ thực tế và các mô hình điển hình.
Thay mặt Chương trình ESRT ông Hoàng Nhân Chính và ông Kai Partale tham gia hội thảo và thảo luận về việc thực hiện hiệu quả các công cụ ngành, đặc biệt là bộ công cụ giảm nghèo thông qua du lịch, triển khai chương trình việc làm bền vững ở cấp độ ngành thông qua đối thoại xã hội và công ước 172 ILO về điều kiện làm việc trong các khách sạn và nhà hàng.
Hội thảo cũng tạo cơ hội cho các cuộc thảo luận về sự hợp tác xa hơn nữa giữa Chương trình ESRT và dự án ILO Tăng cường hoạt động du lịch tại các huyện sâu trong đất liền (SIT); hoạt động hỗ trợ chính sách, xây dựng năng lực, ví dụ như: du lịch nghỉ tại nhà dân, Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) và đối thoại công-tư đã được xác định.